Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Bốn “Quy tắc vàng” khi đi xuất khẩu lao động

1. Không phải là đi du lịch hay hái ra tiền


Nhiều bạn chưa có dịp đi xa ngay trong nước nên khi có dịp “vi vu” bằng máy bay đến một miền xa

lạ thì thật thú vị. Rồi nghe thông tin khi về ôm một đống tiền để đổi đời lại càng phấn khởi. Cần phải

nói sòng phẳng: Đi xuất khẩu lao động, với cương vị là người đi làm thuê, bạn sẽ phải thực hiện các

yêu cầu (hợp pháp) của người sử dụng lao động, có thể phải làm theo định mức hoặc sản luợng.

Tiền lương và thu nhập khác được xác định qua hợp đồng lao động, muốn kiếm tiền ngoài lương

chỉ có duy nhất một cách: Làm thêm giờ. Mà điều này lại liên quan trực tiếp đến sức khỏe của bạn.

Có người đã đổ bệnh vì lạm dụng phương cách đó. Cho nên có thể nói đây là một chuyến đi làm

việc xa nhà, vất vả, phải biết chi tiêu có kế hoạch và tiết kiệm. Tuy nhiên, khi đã quen với nơi làm

việc và điều kiện lao động, không ai ngăn cản các bạn thăm thú đó đây trong ngày nghỉ để biết thêm

về đất nước con người sở tại.

2. Tôn trọng kỷ luật lao động, nội quy của doanh nghiệp, phong tục tập quán của nước sở tại

Đi xuất khẩu lao động, không ít bạn xuất thân từ lao động nông nghiệp. Một số bạn đi từ công

truờng, xí nghiệp trong nuớc.. Hầu hết các bạn chưa quen với tác phong công nghiệp, từ cung cách

làm việc đến ăn, ở đi lại của các nước sở tại được sản xuất theo quy trình công nghệ rất chặt chẽ,

nghiêm ngặt, nếu bạn vi phạm người ta sẽ biết ngay và bạn sẽ bị kỷ luật.

Ngoài giờ làm việc, bạn có dịp tiếp xúc với nhân dân địa phương, phải tôn trọng phong tục tập quán

của họ (ví dụ: Trong quan hệ nam nữ, hút thuốc, uống rượu, kiêng một số loại thịt; tư thế tác phong

lúc đi thăm các nơi tôn nghiêm, tín ngưỡng...).

3. Không sa vào tệ nạn xã hội, không phạm pháp

Ngoài giờ làm việc (lúc tan ca hoặc ngày nghỉ), một số bạn “giải trí” bằng cách uống rượu (có

trường hợp tự nấu rượu lậu), đánh bạc thâu đêm. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn,

thậm chí có trường hợp gây mất an ninh trật tự như đánh nhau, chửi bới làm suy giảm thể diện của

người Việt Nam ở nước ngoài. Có bạn còn bóc lột đồng nghiệp bằng cách cho vay nặng lãi, nghe

lời rủ rê của kẻ xấu bỏ trốn đi làm việc ở nơi khác với ước mơ cóthu nhập cao hơn. Xin khẳng định

với các bạn những việc đó là phạm pháp, bạn sẽ mất việc, bị trục xuất về nước. Không ai chịu bồi

thường cho bạn trong những trường hợp như vậy.

4. Cập nhật thông tin về trách nhiệm và quyền lợi của mình

Các bạn cần nắm vững các địa chỉ sau đây: Điện thoại của Đại sứ quán Việt Nam, của Ban Quản

lý lao động hoặc đại diện doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở nước mình làm việc, để khi cần thiết

các bạn có thể liên lạc đề nghị tư vấn hoặc trợ giúp. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính,

suy thoái toàn cầu hiện nay, người lao động ở nước ngoài rất dễ mất việc. Trong trường hợp đó,

các bạn cần bình tĩnh. Hiện nay, các nước nhập khẩu lao động như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan

(TQ), Singapore, Cộng hòa Czech, Malaysia... đã điều hành chính sách về vấn đề này để trợ giúp

một phần lao động hồi hương. Chính phủ Việt Nam cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu

lao động của Việt Nam bồi thường cho đối tượng này theo quy định của pháp luật.

Chi tiết về tư vấn xuất khẩu lao động. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp:
Viện đào tạo cán bộ
Website: http://viendaotaocanbo.edu.vn
Hotline: 0948801166

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét